gốm thời Lý
Gốm men ngọc thời Lý ( 1009-1225)

Giới Thiệu

Gốm men ngọc cũng là một dòng gốm nổi tiếng của Việt Nam. Trước nay, các nhà khoa học thường cho rằng gốm men ngọc được sản xuất ở Thanh Hoá, Thăng Long, Thiên Trường (Nam Định). và nằm trong khung niên đại Lý – Trần, thế kỷ 11-14. Tuy nhiên, tài liệu khai quật khảo cổ học tại các di tích lò gốm cổ ở Hải Dương gần đây lại cho biết, đồ gốm men ngọc còn kéo dài đến thế kỷ 15. Ngoài ra, ở đây còn có loại gốm ngoài men ngọc trong hoa lam, được sản xuất vào thế kỷ 15, điển hình trong số đó là bát, đĩa. Gốm men ngọc thường chỉ gồm các loại đồ gốm gia dụng, không có loại hình nào kích thước lớn như thạp, thống của dòng gốm hoa nâu. Gốm men ngọc là loại gốm được chế tạo công phu, đất lọc kỹ tạp chất, xương gốm mịn, rắn chắc và nặng. Lớp men phủ ngoài rất dày, màu xanh ngọc, trong và bóng. Do quá trình nung, men ngọc cần có độ lửa hoàn nguyên với thời gian vừa đủ, còn nếu không, các sắc độ men ngọc sẽ thay đổi. Quan sát các đồ gốm men ngọc Việt Nam thấy có các sắc độ màu vàng xám, vàng chanh, xanh ngọc sẫm hay xanh ngả da táo. Qua thời gian, lớp men dày này cũng có nhiều trường hợp bị biến dạng, có vết rạn trong men.

Gốm men ngọc cũng là một dòng gốm nổi tiếng của Việt Nam. Trước nay, các nhà khoa học thường cho rằng gốm men ngọc được sản xuất ở Thanh Hoá, Thăng Long, Thiên Trường (Nam Định). và nằm trong khung niên đại Lý – Trần, thế kỷ 11-14. Tuy nhiên, tài liệu khai quật khảo cổ học tại các di tích lò gốm cổ ở Hải Dương gần đây lại cho biết, đồ gốm men ngọc còn kéo dài đến thế kỷ 15. Ngoài ra, ở đây còn có loại gốm ngoài men ngọc trong hoa lam, được sản xuất vào thế kỷ 15, điển hình trong số đó là bát, đĩa. Gốm men ngọc thường chỉ gồm các loại đồ gốm gia dụng, không có loại hình nào kích thước lớn như thạp, thống của dòng gốm hoa nâu. Gốm men ngọc là loại gốm được chế tạo công phu, đất lọc kỹ tạp chất, xương gốm mịn, rắn chắc và nặng. Lớp men phủ ngoài rất dày, màu xanh ngọc, trong và bóng. Do quá trình nung, men ngọc cần có độ lửa hoàn nguyên với thời gian vừa đủ, còn nếu không, các sắc độ men ngọc sẽ thay đổi. Quan sát các đồ gốm men ngọc Việt Nam thấy có các sắc độ màu vàng xám, vàng chanh, xanh ngọc sẫm hay xanh ngả da táo. Qua thời gian, lớp men dày này cũng có nhiều trường hợp bị biến dạng, có vết rạn trong men.

Gốm men ngọc có ấm, âu, bát, bình, chén cao chân, đĩa các loại, hộp, lư hương, liễn, lọ, ống nhổ… Kiểu dáng và trang trí các loại hình đồ gốm men ngọc cũng thường thấy kết hợp trang trí loại hoa văn khắc chìm hoặc in chìm với chạm đắp nổi, khiến cho men đọng giọt đậm nhạt không đều nhau, tạo nên hiệu quả thẩm mỹ rất đặc biệt.

Ấm có dạng hình quả dưa, quả cam, quả bí hoặc quả bầu lọ (có 2 bầu)…, nghĩa là kiểu dáng ấm dường như được lấy từ các mẫu hoa quả tự nhiên. Vòi ấm có thể là đầu rồng, quai là hình chim vẹt hay một hình chim nhỏ. Vai ấm có khi là băng cánh sen nổi, cánh to xen nhỏ, cũng có khi là văn mây hình khánh. Trên thân ấm khắc chìm băng dây lá hoặc cánh sen.

Âu có dạng miệng cúp, thân phình, đế thấp, trang trí nổi những bông hoa nhỏ, hình thú và những dải lá chìm. Có âu mang dáng dấp một loại bát sâu lòng, miệng cao, gờ miệng đứng, vai phình xuôi dần xuống đế. Âu thường được trang trí khắc chìm các loại chữ S gấp khúc, cánh sen đơn giản hoặc những dải lá cỏ mềm, nhũ đinh, hình thú, cùng băng dây lá cách điệu.

Một nữ học giả Pháp trẻ tuổi, mấy năm trước đây có đến làm việc tại Viện Khảo cổ học. Trong bao câu hỏi được đặt ra để thảo luận, bà có nêu một vấn đề về sự có mặt hay không của gốm men ngọc Việt, với loại hình bát chóp nón, sâu lòng, trôn nhỏ, bên ngoài đúc nổi hoa văn cánh súng. Cho dù có tế nhị, song từ cõi sâu thẳm, chúng tôi vẫn nhận ra trong câu hỏi ấy là sự gợi mở về mối dây liên hệ giữa loại bát chóp nón Long Tuyền – dường như là một loại hình đặc trưng của men ngọc Nam Tống, với men ngọc thời Lý Việt Nam. Quả thật, ở Việt Nam có loại bát như vậy, hay chính xác hơn, gần giống như thế, bởi lòng không sâu, trôn không nhỏ, đáy không có men, xương không nhiều kao-lin, men không xanh như ngọc, được nung với kỹ thuật chồng xếp, còn để lại dấu vết hòn kê, khác hoàn toàn với nung bao của Trung Quốc, chúng được coi như là một sáng tạo có chủ kiến của thợ thủ công Việt tinh xảo và độc đáo riêng.